Side Navigation

X

Những lễ hội ngày Tết đặc sắc ở 3 miền bạn đã biết chưa?

Tháng Giêng vốn được coi là tháng ăn chơi trên khắp mọi miền, vì thế đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội ngày Tết đặc sắc. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của spiritof76sb.org để chọn cho mình lễ hội phù hợp để du xuân đầu năm, cũng như cầu mong sự bình an cho gia đình nhé.

I. Ý nghĩa lễ hội ngày Tết ở Việt Nam

Có rất nhiều lễ hội được tổ chức trong những ngày đầu năm mới

Những lễ hội Tết gắn liền với truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt. Mỗi lễ hội đều chứa đựng những giá trị truyền thống thiêng liêng cần được giữ gìn, bảo tồn.
Ngày nay, các lễ hội ngày Tết vẫn được tổ chức như một nét đẹp văn hóa, giúp gắn kết tinh thần cộng đồng, gia đình. Bên cạnh đó, các lễ hội này còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy du lịch như:
  • Bảng quá hình ảnh đất nước, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch quốc tế.
  • Mở rộng các loại hình du lịch khác nhau, mang đến cho khách du lịch nhiều trải nghiệm đa dạng.
  • Đa dạng hóa các loại hình du lịch, góp phần phát triển cho kinh tế vùng, địa phương.

II. Những lễ hội ngày Tết ý nghĩa nhất

Những ngày đầu năm mới, khắp mọi miền cả nước có rất nhiều lễ hội được tổ chức. Dưới đây là một số lễ hội nổi tiếng, thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

1. Lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội)

Lễ hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 Tết hàng năm. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung.
Trong thời gian diễn ra lễ hội có rất nhiều hoạt động, trò chơi được tổ chức nhằm thể hiện tinh thần thượng võ như múa rồng, chơi cờ, chọi gà, đấu vật… Trong đó, nghi thức rước Rồng lửa Thăng Long là quan trọng nhất.
Chùa Đồng Quang nằm gần gò Đống Đá là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ đến công ơn của các anh hùng, nghĩa sĩ vì nước, vì dân.

2. Lễ hội Tịch Điền (Hà Nam)

Lễ hội Tịch điền có nguồn gốc từ thế kỷ thứ X

Thời gian diễn ra lễ hội tịch điền là từ ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng 1 âm lịch hàng năm. Lễ hội Tịch điền có ý nghĩa khuyến nông, diễn ra từ thế kỷ thứ 10 trên mảnh đất quê hương của vua Lê Đại Hành, sau đó được khôi phục lại sau nhiều năm thất truyền.
Có rất nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra trong 3 ngày như lễ rước nước lên chùa Đọi, hội thi trang trí trâu, lễ xuống ruộng, lễ rước kiệu đón vua…
Ngày nay, phần hội được tổ chức với nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm của địa phương, tổ chức giải vật Đọi Sơn và nhiều trò chơi dân gian thú vị khác.

3. Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh)

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là một trong những lễ hội ngày Tết được tổ chức sớm nhất, diễn ra vào ngày mùng 4 Tết.
Ý nghĩa của hội rước pháo làng Đồng Kỵ chính là tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương – đây chính là vị tướng đã có công trong đánh đuổi giắc ngoại xâm và được nhân dân địa phương tôn thờ làm thành hoàng làng.

4. Hội Lồng Tồng (Tuyên Quang)

Lồng Tồng là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày ở Tuyên Quang

Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày sinh sống ở Tuyên Quang với mong ước một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trong ngày diễn ra lễ hội, người dân sẽ chuẩn bị những vật phẩm như bánh chưng, xôi ngũ sắc, trứng luộc, thịt lợn… để dâng lên các vị thần linh. Bên cạnh đó là những trò chơi dân gian thú vị được tổ chức như đi cà kheo, đánh đu, múa võ, đẩy gậy, múa rối, chọi gà…

5. Hội chùa Hương (Hà Nội)

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ ngày 6 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn ở miền Bắc, thể hiện qua số lượng phật tử tham dự hành hương hàng năm.
Không chỉ là địa danh nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, chùa Hương còn có nhiều chùa, hang động độc đáo. Bởi vậy mà chùa Hương đã trở thành di tích quốc gia cũng như mang nhiều giá trị văn hóa ý nghĩa về đời sống tâm linh của người Việt.

6. Lễ hội đền Trần (Nam Định)

lễ hội ngày Tết

Lễ hội đền Trần thu hút rất nhiều du khách đến tham dự hàng năm

Lễ hội đền Trần diễn ra từ đêm 14, mở đầu ngày 15 tháng Giêng hàng năm tại khu di tích đền Trần ở Nam Định. Lễ hội diễn ra trong vòng 3 ngày, thường là từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 1 âm lịch.
Đây là một trong những lễ hội ngày Tết nổi tiếng tại Việt Nam nhằm tưởng nhớ đến công ơn của các vua Trần. Hội đền Trần mở đầu là lễ khai ấn bắt đầu từ 12h đêm (giờ Tý). Ấn sẽ được phát tại 3 nhà là nhà trưng bày đền Trùng Hòa, nhà Giải Vũ và khu vực cây đền Trần.
Hàng năm, lễ hội đền Trần thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham dự với mong muốn xin được ấn, cầu may mắn, bình an cho gia đình.

7. Lễ hội ngày Tết – Hội Yên Tử (Quảng Ninh)

Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch và kéo dài trong 3 tháng đầu năm. Yên Tử không chỉ sở hữu thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn là trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam.
Mỗi năm, lễ hội Yên Tử thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đổ về hành hương. Các du khách sẽ đến Yến Tử từ sáng sớm để có thể leo đến chùa đồng nằm trên đỉnh non thiêng.

8. Hội cầu Ngư (Huế)

lễ hội ngày Tết

Cầu Ngư là lễ hội lớn của người dân làng chài ở Huế

Lễ hội cầu Ngư được tổ chức 3 năm một lần vào ngày 12 tháng Giêng. Đây là lễ hội lớn nhất của người dân làng chài Thuận An (Huế).
Hội cầu Ngư là dịp để người dân làng chài tưởng nhớ đến công ơn của Trương Quý Công – người đã truyền dạy nghề chài lưới, đánh bắt cho người dân ở nơi đây.

9. Lễ hội Bà Đen (Tây Ninh)

Đây là một trong những lễ hội ngày Tết lớn nhất ở khu vực phía Nam. Lễ hội kéo dài trong suốt tháng Giêng và đón hàng triệu khách du lịch đến tham quan, hành hương. Hội chính sẽ diễn ra từ mùng 10 đến 15 tháng 1 âm lịch.
Điểm ấn tượng nhất của lễ hội Bà Đen chính là không đặt nặng vấn đề tiền cúng. Du khách có thể ở lại chùa, thưởng thức cơm chay và ngắm phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.

10. Hội Bà Chúa Xứ (An Giang)

Hội Bà Chúa Xứ là lễ hội lớn ở vùng Tây Nam Bộ

Lễ hội Bà Chúa Xứ là lễ hội lớn nhất ở khu vực miền Tây Nam Bộ, được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm tại miếu Bà Chúa Xứ (An Giang).
Đây cũng là dịp để các du khách thập phương hành hương cầu xin tài lộc cũng như thưởng ngoạn thắng cảnh nơi đây. Bên cạnh những nghi lễ chính còn có nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như múa lân, múa mâm, múa đĩa chén…

III. Kết luận

Có thể thấy những lễ hội ngày Tết đều mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống, bản sắc và phong tục của từng vùng miền. Hơn hết, đây cũng chính là dịp để người dân có nhiều trải nghiệm văn hóa thú vị. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo để hiểu hơn về các lễ hội trong nước cũng như trên thế giới nhé.

You May Also Like